Personal statement: Cách “đánh bóng” bản thân ấn tượng

personal statement

Personal statement – Trợ thủ đắc lực của mọi du học sinh

Không ngoa khi nhận định personal statement chính là một “trợ thủ đắc lực” cho sinh viên quốc tế muốn theo học tại một trường đại học có nền giáo dục chất lượng. Với mục tiêu “đánh bóng” bản thân và ghi điểm với hội đồng tuyển sinh, bài luận personal statement dành cho các bạn mong muốn tham gia chương trình cử nhân tại một trường đại học ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Canada…

Khác với statement of purpose chỉ dành cho những sinh viên quốc tế ứng tuyển vào chương trình thạc sĩ, bài luận cá nhân personal statement sẽ không có những yêu cầu quá khó về kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và kiến thức chuyên sâu. Tuy khác nhau cả về mặt mục đích và hình thức, nhưng vẫn có nhiều bạn còn nhầm lẫn giữa hai loại bài luận này. Do đó, trước khi bắt tay vào viết bài luận, hãy xác định mục đích của bạn là gì để tránh mất thời gian không đáng nhé!

Bạn có thể tham khảo về statement of purpose tại đây.

Thông qua một bài personal statement, sinh viên sẽ thể hiện được bản sắc của riêng mình, nêu bật được lí do vì sao sinh viên lại phù hợp với ngành đã chọn và thể hiện rõ nét mục tiêu dài hạn của bản thân sau khi hoàn thành ngành học đó.

Cùng với những chứng chỉ tiếng Anh (IELTS hoặc TOEFL), bảng điểm tốt nghiệp và những bằng cấp liên quan, hội đồng tuyển sinh sẽ chọn ra những sinh viên có thành tích và bài luận ấn tượng nhất để xét duyệt hồ sơ.

Personal statement – Cách để “đánh bóng” bản thân một cách vừa đủ

Nội dung

Nội dung của một bài luận cá nhân gồm những gì? BẠN – Chắc chắn nội dung của bài luận sẽ tập trung hoàn toàn vào những thông tin liên quan đến bạn, vì vậy, hãy lưu ý để tránh viết những chi tiết lan man trong bài nhé.

Sẽ không có một khuôn mẫu nào chính xác 100% cho một personal statement, vì vậy, thay vì lên mạng tìm hết bài luận này sang bài luận khác thì hãy tập trung vào bước đầu tiên là lên dàn bài thật logic. Một dàn bài, một bài luận không thể nào hoàn thành chỉ trong vài tiếng đồng hồ, mà điều này đòi hỏi bạn phải dày công nghiên cứu thật kỹ càng, lên nhiều dàn bài nháp trước khi bắt tay vào viết thật sự.

Với mong muốn giúp cho các bạn sinh viên Việt Nam có thể ghi điểm ấn tượng với hội đồng tuyển sinh thông qua personal statement, New Sky muốn giới thiệu đến các bạn một trong những công cụ được nhiều sinh viên quốc tế sử dụng đến từ UCAS, các bạn có thể truy cập trang web và tool tại đây. Công cụ này sẽ giúp bạn tập trung vào những câu hỏi quan trọng, cũng như giúp bạn kiểm soát được số lượng từ và câu trong bài.

Về độ dài, theo UCAS, một bài personal statement chỉ nên viết ở khoảng 500 – 1000 từ (tối đa 4000 kí tự). Microsoft Word hay Google Docs đều có chức năng đếm số từ và kí tự, vì vậy, đừng quên sử dụng để tránh viết quá dài nhé. Bài viết của bạn nên tập trung:

  • Đoạn mở bài thật ấn tượng.
  • Tiếp đến nên nêu rõ lý do chọn ngành học đó, thành tích xuất sắc nhất, kinh nghiệm bản thân, định hướng tương lai sau khi hoàn thành chương trình học.

Giọng văn và phong cách viết

Không chỉ yêu cầu sự liên kết chặt chẽ giữa các đoạn văn, một bài luận cá nhân còn yêu cầu sinh viên phải có kỹ năng viết tốt, cách sử dụng ngôn ngữ hay, linh hoạt. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc sinh viên phải dùng những từ vựng hoa mỹ hay cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Bạn biết đấy, nếu không may sử dụng từ quá khó, chưa rõ nghĩa, hay một câu quá rối, bạn có thể khiến hội đồng tuyển sinh hiểu sai ý mà bạn muốn truyền tải và tệ hơn là đánh rớt bài luận của bạn.

Do đó, giọng văn tích cực không quá khoa trương, từ vựng rõ nghĩa, cấu trúc câu chặt chẽ sẽ là những điểm cộng rất có lợi cho bài luận của bạn. Đặc biệt lưu ý phải luôn luôn kiểm tra và sửa các lỗi ngữ pháp cơ bản để không bị mất điểm vô cớ. Nếu không chắc chắn, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của một số công cụ “check spelling and grammar” trên Microsoft Word, Google Docs hay một số trang web online khác.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên nắm chắc những điều nên tránh sau:

  • Những thông tin không liên quan hay những sự kiện đã xảy ra rất lâu rồi.
  • Nói quá sự thật hay thể hiện quá tiêu cực.
  • Những thành tích, kết quả chưa được kiểm chứng.
  • Kể lan man về cuộc sống cá nhân của bạn.
  • Thông tin từ một số bài luận của người khác (tránh đạo văn).
  • Lặp lại các thông tin, thành tích mà bạn đã nộp riêng (bằng tiếng Anh, bằng tốt nghiệp…).

Sau khi hoàn thành bài luận, hãy chắc chắn đọc đi đọc lại nhiều lần hoặc nhờ những người có kinh nghiệm để kiểm tra lại trước khi nộp bản chính thức.

Với nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tư vấn du học, New Sky sẵn sàng giúp bạn hoàn thành tốt một bài personal statement để dễ “lọt vào mắt xanh” của hội đồng tuyển sinh. Bên cạnh đó, với vai trò là cầu nối giữa nhiều trường đại học danh tiếng và sinh viên Việt Nam, New Sky còn giúp bạn định hướng kế hoạch du học an toàn, tiết kiệm và tối ưu nhất tại ngôi trường phù hợp với năng lực bản thân và điều kiện tài chính.

Để được hỗ trợ nhanh nhất, vui lòng liên hệ Du học New Sky qua HOTLINE 0908441286 hoặc qua fanpage Du học New Sky.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *